Lịch sử Prada

Cơ sở

Ban đầu các cửa hàng bán đồ da, được thành lập vào năm 1913 bởi Mario Prada và anh trai Martino[3] tại Milan, Ý.

Mario Prada không tin rằng phụ nữ có thể kinh doanh do đó ông ngăn cản việc các người phụ nữ trong gia đình tham gia vào công việc của công ty. Nhưng con trai ông không có tài kinh doanh nên người kế nghiệm của Prada là con gái của ông Luisa Prada và đã điều hành công ty trong vòng 20 năm. Con gái riêng của Luisa, Miuccia Prada vào làm cho Prada và thay thế vị trí của mẹ mình vào năm 1978.[4]

Miuccia gặp Patrizio Bertelli vào năm 1977 một người Ý làm trong lĩnh vực kinh doanh đồ da ở tuổi 17, sau đó ông cũng gia nhập công ty. Ông là người đã đưa ra lời khuyên với Miuccia nên dừng nhập khẩu da từ anh và thay đổi phong cách hiện có.[5]

Prada đi lên đỉnh cao của thời trang

Miuccia thừa kế công ty vào năm 1978 lúc đó doanh số bán hàng đã lên đến 450.000 USD.[5] Cùng với Bertelli làm quản lý kinh doanh, Miuccia đã cho những ý tưởng của mình vào trong các bộ sưu tập của hãng. Bà cho ra đời bộ sưu tập của mình gồm có balo và túi xách, nó không được thành công như mong đợi do quảng cáo ít và có giá quá cao, nhưng đây cũng có thể coi là những bước đầu trong sự thành công trong thương mại của hãng về sau này.

Sau đó, Miuccia và Bertelli tìm ra các địa chỉ bán buôn cho túi xách trong các của hàng bách hóa cao cấp và các cửa hàng thời trang trên thế giới. Vào năm 1983, Prada mở cửa hàng thứ hai tại Milan, cửa hàng này được đặt trong khu Galleria Vittorio Emanuele II.

Năm sau, Prada cho ra mắt thêm các mẫu túi chất liệu nylon có màu đen đặc trưng của hãng. Cùng năm đó, ngôi nhà Prada được mở rộng ra khắp các nơi trên khắp châu Âu bằng sự có mặt của mình tại các khu mua sắm của các thành phố Paris, Madrid và sau đó là sang New York. Một bộ sưu tập giày cũng được ra mắt vào năm 1884. Năm 1885, Miuccia phát hành "Túi xách Prada cổ điển".

Năm 1987, Miuccia và Bertelli kết hôn, Miuccia cho ra mắt bộ sưu tập Ready-to-Wear cho nữ lần đầu tiên vào năm 1989.

Thập niên 1990

Thời trang Prada trở thành một trong những nhãn hiệu thời trang cao cấp, các sản phẩm của hãng hều hết đều sử dụng loại vải cao cấp sang trọng với những màu chủ đạo chính là đen, nâu, xám, và màu kem.

Doanh số bán hàng của hãng đạt được 31,7 triệu đô ở Mỹ vào năm 1990. Partrizio di Marco trở thành người phụ trách phát triển kinh doanh tại Hoa Kỳ sau khi làm việc cho các cửa hàng của Prada tại châu Á, ông đã đem lại nhiều thành công cho công ty.

Năm 1992, Miuccia thành lập nhãn hiệu Miu Miu. Miu Miu chủ yếu phục vụ cho đối tượng người tiêu dùng trẻ, hay những người nổi tiếng. Đến năm 1993, Prada được Hội đồng thiết kế thời trang Mỹ trao tặng giải thưởng cho các phụ kiện của hãng.[2]

Bộ sưu tập thời trang may sẵn dành cho đàn ông được ra mắt vào giữa những năm 1990 và 1994. Doanh số bán hàng đạt 210 triệu USD, với doanh số bán các bộ trang phục tăng đến 20%(dự kiến tăng gấp đôi vào năm 1995). Prada dành một giải thưởng của CDFA vào năm 1995 đó là giải "Thiết kế của năm". Năm 1996 Nhãn hiệu này đã mở của hàng rộng 18,000 ft² tại Manhattan, New York, cửa hàng lớn nhất từ trước tới nay. Đến nay Prada có 40 điểm bán hàng trên khắp thế giới, trong đó có 20 cửa hàng nằm tại Nhật Bản. Miuccia Prada và công ty của Bertelli được sáp nhập để tạo thành Prapar BV vào năm 1996, tuy nhiên, sau đó được thay đổi thành Prada Patrizio Bertelli BV.

Năm 1997, Prada đăng doanh thu tại Mỹ đạt 674 triệu USD. Một cửa hàng được mở thêm ở Milan vào năm đó. Theo Wall Street Journal, Bertelli đập vỡ các cửa sổ của cửa hàng một ngày trước khi khai trương sau khi ông không hài lòng với các thiết kế của Prada. Ông cũng mua cổ phiếu của Gucci sau đó lại đổ lỗi cho Gucci "bắt chước kiểu dáng của vợ". Năm 1998, Prada mở cửa hàng dành cho nam đầu tiên ở Los Angeles.